Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Mải nói tới TPP, VN quên mất một hiệp định thương mại quan trọng không kém
Hiệp định thương mại tự do mới được kỳ vọng giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10-15%, xuất khẩu sang thị trường EU tăng 30-40%.

 



Nếu việc Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ mang lại tầm ảnh hưởng lớn hơn so với WTO mang lại, thì có một hiệp định thương mại khác có tầm ảnh hưởng không kém nhưng lại ít được nhắc tới hơn.

Đó là hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

 

Trong khi TPP mới chính thức kết thúc đàm phán và đang chờ các nước thành viên xem xét thì EVFTA đã được ký kết tại Burssels, Bỉ. Đây được xem là bước đi mở ra thời kỳ mới sau 25 năm giao thương giữa Việt Nam với một trong những thị trường lớn nhất và khó tính nhất thế giới: 28 quốc gia ở châu Âu.

 

Tại sao EVFTA lại quan trọng? Có 2 lý do chính.

 

Thứ nhất đó là EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỷ đôla Mỹ vào năm 2010 lên 36,8 tỷ đôla Mỹ năm 2014.

 

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, con số đã đạt 19,4 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 14,9 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,5 tỷ USD.

 

Thứ hai đó là những hỗ trợ của Hiệp định này không quá dàn trải nhưng tỏ ra thiết thực cho cả phía Việt Nam và EU, có thể đảm bảo cân bằng lợi ích cả đôi bên trong đó đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển.

 

Cụ thể ở đây là lợi thế về xuất khẩu. Cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ giúp mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh. Với Việt Nam là dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ. Ngược lại, phía EU là máy móc, thiết bị, ô tô, đồ uống có cồn, một số loại nông sản đặc trưng.

 

Như vậy, các mặt hàng được hỗ trợ là thế mạnh của cả 2 bên và không cạnh tranh trực tiếp với nhau. Đây cũng là điểm nổi trội của EVFTA.

 

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần.

 

Bên cạnh những ưu đãi lớn nhất dành cho lĩnh vực xuất khẩu, EU cũng cam kết đầu tư thoáng và cởi mở hơn với Việt Nam. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, có 23 trong số 28 nước EU đã đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.100 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 38,4 tỷ đôla Mỹ.

 

Bà Maylis Labayle, Giám đốc chính sách thương mại của Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocharm) từng đánh giá, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 10-15%, nâng xuất khẩu của Việt Nam sang EU thêm 30-40% khi được đưa vào thực thi.

 

Có thể thấy, những tiềm năng của EVFTA với Việt Nam lớn không kém gì TPP, nhưng lại được ký kết sớm hơn và có hiệu lực nhanh hơn. Một thị trường với 500 triệu dân có mức sống cao nhất thế giới đang chờ đón Việt Nam.

 

Tất nhiên, cuộc chơi trên thị trường khó tính nhất thế giới không hề dễ dàng.

 

Với EVFTA, Việt Nam và EU sẽ thực hiện những lộ trình giảm thuế khác nhau, với EU là 7 năm, của Việt Nam là 10 năm. Ngay khi hiệp định có hiệu lực, phía Việt Nam sẽ giảm 65% dòng thuế, còn EU là 71% dòng thuế.

 

Một số ngành chủ lực của Việt Nam, như dệt may, sẽ phải đáp ứng quy tắc kép về xuất xứ. Theo đó, để có thể hưởng thuế suất ưu đãi, vải và công đoạn may phải được thực hiện tại Việt Nam (có chấp nhận cộng dồn xuất xứ với Hàn Quốc).

 

Hiện tại, 60% nguyên phụ liệu dệt may của doanh nghiệp trong nước vẫn được nhập khẩu từ các nguồn ngoài EVFTA.

 

Tiềm năng luôn luôn song hành với rủi ro. Ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán công sứ, Trưởng ban Kinh tế và Thương mại phái đoàn EU tại Việt Nam, mức giảm thuế ngay sau ký kết hiệp định là "con số khá tham vọng với Việt Nam", còn lộ trình kéo dài 10 năm sẽ cho Việt Nam thời gian thích nghi tốt hơn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)
    Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào (20-03-2024)
    Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (19-03-2024)
    Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế (18-03-2024)
    Việt Nam sẽ có khu lấn biển làm đảo nhân tạo hơn 11.000 ha (15-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Trường Sa thành tâm chấn địa chính trị (04-12-2015)
    Báo Iran bóp méo vụ tàu chiến Trung Quốc đe dọa tàu tiếp vận Việt Nam (30-11-2015)
    Hồng Kông truy vấn công ty nạo vét tham gia bồi lấp trái phép ở Trường Sa (29-11-2015)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối việc tàu TQ chĩa súng vào tàu VN (27-11-2015)
    Việt Nam - trọng tâm chính sách địa chính trị khu vực và toàn cầu của Ấn Độ (25-11-2015)
    Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam (21-11-2015)
    Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ TQ' (16-11-2015)
    Thòng lọng siết chặt đường lưỡi bò và ảo tưởng Việt Nam không dám kiện (13-11-2015)
    Vừa hợp tác, vừa đấu tranh qua chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình (07-11-2015)
    Chủ tịch TQ: Nguyện cùng Việt Nam nhìn về đại cục (05-11-2015)
    Đã thiện chí nói chuyện với nhau, xin đừng nửa vời qua quýt (04-11-2015)
    Malaysia muốn Trung Quốc và Mỹ giải thích vụ đưa tàu chiến đến Trường Sa (03-11-2015)
    Tập Cận Bình sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào khi thăm VN? (02-11-2015)
    Báo Trung Quốc nói gì về chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình? (30-10-2015)
    Ông Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam tuần tới (29-10-2015)
    Tàu Việt Nam cứu giúp ngư dân, tàu Trung Quốc lượn quanh trêu ngươi, ngăn cản (25-10-2015)
    Việt Nam trong cuộc chơi lớn giữa Mỹ và Trung Quốc (23-10-2015)
    Moscow muốn học tập kinh nghiệm thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam (22-10-2015)
    Lực lượng tên lửa bờ Việt Nam - Số 1 ASEAN, thứ 2 châu Á? (18-10-2015)
    "Ông Obama nên sang thăm Việt Nam trong tháng 11 này" (16-10-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152849916.